Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP KHÔNG GỈ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP KHÔNG GỈ


      Hiện nay, mặt hàng thép được nhập khẩu về VN rất nhiều, đa dạng về chủng loại (thép hình, thép ống, thép không gỉ, inox 201, 304, dây thép, vân vân mây mây….hihi). Vì thép là một mặt hàng “nóng” đực quản lý bởi 2 bộ: Bộ Công Thương và Bộ Khoa Học Công Nghệ, nên khi nhập khẩu về VN các doanh nghiệp thường gặp phải những vướng mắc sau đây khi làm thủ tục nhập khẩu thép.


  • Mặt hàng thép có cần xin giấy phép nhập khẩu tự động hay không?
  • Mặt hàng thép nào thì phải đăng ký kiểm tra chất lượng Nhà Nước?
  • Mặt hàng thép nào thì bị áp thuế chống bán phá giá?
Mình đã làm qua nhiều mặt hàng này rồi, nên mình sẽ chia sẽ với các bằng kinh nghiệm của mình để trả lời các vấn đề trên. hehe!!

Quy trình nhập khẩu thép không gỉ gồm:

  1. Bước 1: Xin đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố
  2. Bước 2: Làm thủ tục hải quan
  3. Bước 3: Thông quan hàng hóa.
  4. Bước 4: Mang mẫu đi thử nghiệm hợp quy
  5. Bước 5: Nộp kết quả hợp quy cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Chi tiết làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ:

1/ Vấn đề thứ nhất: Theo Thông tư 14/2017/TT-BCT ban hành ngày 28/08/2017 đã bãi bỏ Thông tư số 12/2015/ TT-BCT ngày 12/06/2015 quy định về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.

 Như vậy, mặt hàng thép nhập khẩu hiện nay không cần phải xin giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương. Quá khỏe rồi pải không nào!!

2/ Mặt hàng thép nào sẽ phải kiểm tra chất lượng Nhà Nước? Quy trình sẽ như thế nào?

Trước hết bạn phải có mã HS code chính xác mặt hàng thép mình muốn nhập, cũng như độ dày và chiều rộng của thép tấm. (Nếu không rõ thì bạn gọi mình để được tư vấn nhé)
Từ đó, các bạn tham khảo Thông tư liên tịch Số: 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa Học Công Nghệ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÉP SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ THÉP NHẬP KHẨU để biết được mặt hàng thép của mình có phải kiểm tra chất lượng nhà nước không nhé. Còn nếu đọc trong Thông tư liên tịch Số: 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thấy dài qua thì bạn có thể tham khảo bảng tóm tắt của mình về “mã HS code của mặt hàng thép Nhập khẩu”.
Khi có mã HS rồi bạn check xem thuộc phụ lục nào của Thông tư liên tịch Số: 58/2015:

  • Phụ lục I: DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP KHÔNG THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH (NHẬP KHẨU PHỤC VỤ CHẾ TẠO TRONG NƯỚC)
  • Phụ lục II: DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN CƠ SỞ, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN), TIÊU CHUẨN KHU VỰC, TIÊU CHUẨN CỦA CÁC NƯỚC VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
  • Phụ lục III: DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN) CỦA VIỆT NAM, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU
 Nếu thuộc Phụ lục I thì vui rồi, mặt hàng sắt, thép của bạn không phải kiểm tra chất lượng Nhà Nước, tiến hành nhập về bình thường. Còn thuộc 2 Phụ lục II và III thì cần phải kiểm tra chất lượng.

Về trình tự và hồ sơ kiểm tra chât lượng Nhà Nước đối với mặt hàng sắt, thép gồm: Giấy đăng ký kiểm tra Nhà Nước về chất lượng thép nhập khẩu, Hợp Đồng, Hóa Đơn, Vận đơn, Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Về thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng thép cũng khá phức tạp nên tốt nhất bạn nên để bên mình làm, vì mình đã làm qua rồi nên biết cách hạn chế phát sinh phí lưu cont, lưu bãi trong khi chờ kết qua kiểm tra chất lượng để thông quan.

3/ Còn một vấn đề rất quan trọng mà các Doanh nghiệp nhập khẩu thép hiện nay đặt biệt quan tâm là việc áp Thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ và mặt hàng thép hình chữ H.

  • Đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ các nước: Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan với các mã HS 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90. Theo Quyết định Số: 1656/QĐ-BCT ngày 29/04/2016 có thời hạn áp dụng kể từ ngày 14 tháng 5 năm 2016 đến ngày 06 tháng 10 năm 2019.
  • Cối với mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ thị trường Trung Quốc phân theo mã HS 7216.33.00; 7228.70.10; 7228.70.90. Theo Quyết định số 3283/QĐ-BCT ngày 21/08/2017 có thời hạn áp dụng 5 năm kể từ ngày 05/09/2017 đến ngày 07/09/2022.

Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sắt thép nhập khẩu.

  • Tổ chức, cá nhân nộp 1 bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sắt thép nhập khẩu tại cơ quan nhà nước nơi tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan. Hồ sơ bao gồm:
  • Giấy đăng ký nhà nước về chất lượng của sắt thép nhập khẩu tại Phụ lục V thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN.
  • Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của sắt thép nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của sắt thép nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp.
  • Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (Packing list), Hóa đơn (Invoice), Vận đơn (Bill of lading); Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O).
  • Đối với các loại sắt thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, hồ sơ phải bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu sắt thép của Sở Công Thương.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung hồ sơ đầy đủ thì tổ chức, cá nhân phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành.

Hồ sơ  hải quan bao gồm:

Quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:
  • a) Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
  • b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
  • c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
  • d) Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
  • e) Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
  • f) Giấy chứng nhận thành phần (MILL TEST): Bản sao
  • g) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: Bản gốc

Những chia sẽ trên đây nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào về thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép, tránh những sai phạm không đáng có. Nếu có khó khăn hay cần năm rõ hơn các vấn đề trên các bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn đầy đủ.

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:




Nguồn Mr. Khắc 

Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com
Where there is a will, there is a way.!!!


Liên quan

banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: