THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀ KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN (THỊT, TRỨNG, SỮA, THỨC ĂNNUÔI,...)
Hiện các việc nhập khẩu và kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn rất “HOT” nên TTHQSaiGon chia sẽ với các bạn quy trình / thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch sản phẩm trên cạn để mọi người tham khảo:
Thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn |
B1: Xin giấy phép nhập khẩu của cục cho sản phẩm động vật trên cạn (thịt, trứng, sữa, thức ăn chăn nội tạng,…)
Trước tiên, mọi người cần kiểm tra xem đối tác của mình và sản phẩm của họ có được phép xuất khẩ Việt Nam hay không? Điều này rất quan trọng vì chỉ có một số sản phẩm và một số đối tác được chấp tại thị trường Việt Nam
Trường hợp sản phẩm và đối tác được chấp nhận xuất khẩu vào Việt Nam:
Doanh nghiệp nhập khẩu gửi các giấy tờ sau đến Cục Thú Y
- Giấy đăng ký xin nhập khẩu
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Health Certificate
- HACC
- Giấy phép của cơ quan CITES (nếu có)
- Các giấy tờ khác do yêu cầu riêng của sản phẩm …
Nếu chứng từ chính xác, cơ quan thú y sẽ gửi giấy chấp nhận cho kiểm dịch sản phẩm qua ema trong vòng 5 ngày.
Trường hợp đối tác chưa có tên trong danh sách trên, doanh nghiệp phải đăng ký thông tin của đối t trong danh sách đó. Thời gian khoảng 4-6 tháng (tùy công ty)
Mọi người nên nhờ các công ty dịch vụ làm giùm để tránh sai sót, tốn chi phí và mất thời gian
B2: Trước khi hàng về, nộp bộ hồ sơ để đăng ký kiểm dịch :
Rất may mắn là từ tháng 02/2019, cục thú y được phép thay thế kiểm tra chất lượng luôn cho 2 cục (cục chăn nuôi và tổng cục thủy sản) nên các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm liên quan chỉ cần đăng ký tại Cục thú y,
Bộ 1: Hồ sơ kiểm dịch:
- Bill / Invoice / Packing list
- Hợp đồng
- Health Certificate
- HACC
- Giấy đăng ký kiểm dịch (3 đơn gốc)
- Giấy phép nhập khẩu
Sau khi nhận đầy đủ các chứng từ, cơ quan kiểm dịch sẽ xác nhận xuống lấy mẫu đi kiểm tra
Bạn đợi hàng về đến cảng, liên hệ và mời kiểm dịch xuống xét nghiệm và trả kết quả trong vòng 5-6 ngày.
Nếu mẫu ok thì ra chứng thư, không ok thì kiểm lại, kiểm không ok thì kiểm tiếp. Nếu kiểm mãi không được thì xuất trả lại nhé
Bộ 2: Hồ sơ vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Đơn đăng ký VSATTP
- Tờ khai
- Bill / Invoice / Packing list
- Health Certificate
- Giấy phép nhập khẩu
Nếu bộ hồ sơ chính xác, trong vòng 3 ngày sau đó sẽ cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu bữa nào sếp kiểm dịch đi họp không kịp ký thì có thể lâu hơn nhé.
B3: Sau đó ra làm thủ tục hải quan:
Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan nhập khẩu gồm:
- Bill / Invoice / Packing list
- Hợp đồng
- Lệnh giao hàng
- Health Certificate
- Giấy đăng ký kiểm dịch có xác nhận của kiểm dịch
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- C/O và các giấy tờ khác (nếu có yêu cầu)
- Các giấy tờ của cơ quan chuyên ngành khác...
Đăng ký hải quan tại cảng hoặc sân bay.
Đợi có kết quả kiểm dịch rồi thì mình thông quan hàng và kéo về kho.
B4: Tham vấn giá (nếu cần thiết):
Đối với một số sản phẩm nằm trong danh mục cần kiểm tra rủi ro về trị giá, hải quan sẽ yêu cầu tham giá, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để tham vấn giá.
0 nhận xét: