Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi, trò chơi trẻ em

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi, trò chơi trẻ em


        Hiện nay, các sản phẩm đồ chơi, trò chơi cho trẻ em được nhập khẩu về VN rất nhiều, chủ yếu từ các thị trường Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Trung Quốc,... Lúc trước thì các sản phẩm đồ chơi, trò chơi trẻ em bán được nhiều vào dịp Tết Trung thu và Tết nguyên đán, điều này cũng dể hiểu vì những dịp này thì trẻ em được ba mẹ dẫn đi mua sắm thảo thích. Nhưng thời gian gần đây, đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu mua sắm đồ chơi không chỉ tập trung vào các dịp đó nữa mà được rãi đều ra quanh năm. Chính vì thế, đây là thị trường đầy tìm năng cho các Doanh Nghiệp, thế nhưng để nhập khẩu đồ chơi, trò chơi trẻ em về để kinh doanh liệu có đơn giản? Thủ tục hải quan như thế nào? Có phải xin giấy phép gì không? Đây là những câu hỏi đàu tiên mà các DN luôn nghĩ tới.

Chính vì thế, hôm nay mình chia sẽ với các bạn về thủ tục nhập khẩu mặt hàng đồ chơi, trò chơi trẻ em về VN thì cần làm những gì nhé.

         Đầu tiên mọi người cần tham khảo sơ qua về chính sách và quy định nhập khẩu đồ chơi, trò chơi trẻ em thì các bạn đọc thông tư 26/2018/TT-BVHTTDL bổ sung, sữa đổi một số điều thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL. Đọc xong thì các bạn sẽ thấy điều kiện để nhập khẩu đồ chơi trẻ em về VN phải đáp ứng:

  1. Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng.
  2. Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em - QCVN 3:2009/BKHCN. (hiện nay đang khuyến khích áp dụng theo QCVN 3:2019/BKHCN và áp dụng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
  3. Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
==>> Tức nghĩa là nhập khẩu đồ chơi trẻ em phải kiểm tra chất lượng là làm chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường. (Chứng nhận hợp quy có giá trị trong vòng 3 năm).

Tiếp theo cần lưu ý về nhãn mác trên các sản phẩm đồ chơi:

Trên mỗi đơn vị đóng gói hàng hóa ngoài các thông tin: tên hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất, xuất xứ,... cần thể hiện đầy đủ các thông tin dưới đây:
  • Thành phần;
  • Thông số kỹ thuật;
  • Thông tin cảnh báo;
  • Hướng dẫn sử dụng;
  • Năm sản xuất.

Về chứng từ hồ sơ cần để làm hợp quy đồ chơi nhập khẩu gồm:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định
  • Bản trình bày chi tiết về tính năng ,đặc điểm.. của sản phẩm
  • Kết quả quá trình thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của cá nhân được công nhận hay phòng thí nghiệm được chỉ định
  • Kế hoạch quản lý sản phẩm và quy trình sản xuất hoặc bản sao chứng chỉ iso 9001 nếu tổ chức quản lý chất lượng chuẩn iso 9001
  • Chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất xứ
  • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Bản chứng nhận hợp quy được tổ chức có thẩm quyền cấp
  • Các tài liệu liên quan khác.
     Tiếp đến ta cũng chuẩn bị 1 bộ chứng từ để làm kiểm tra chất lượng cho sản phẩm đồ chơi nhập khẩu: Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng, invoice, packing list, bill, chứng nhận xuát xứ,....
Tất cả hồ sơ nhập khẩu nộp tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng do bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định. (vì hàng đồ chơi thuộc danh mục hàng hóa BKHCN quản lý).

Còn hồ sơ để làm thủ tục hải quan nhập khẩu đồ chơi, trò chơi thì các bạn cần chuẩn bị gồm:

  1. Tờ khai nhập khẩu
  2. Invoice
  3. Packing list
  4. Bill of lading
  5. Chứng nhận xuất xứ - C/O
  6. Bảng công bố hợp quy.

Còn về phần hs code của đồ chơi trẻ em thì các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để áp cho phù hợp với sản phẩm nhé:

Mã HS
Mô tả
Thuế NK ưu đãi
9503
“Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh; xe của búp bê; búp bê; đồ chơi khác; mẫu thu nhỏ theo tỷ lệ (“”scale””) và các mẫu đồ chơi giải trí tương tự, có hoặc không vận hành; các loại đồ chơi đố trí (puzzles).”
10
95030010
– Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh; xe của búp bê
– Búp bê:
10
95030021
– – Búp bê, có hoặc không có trang phục
10
95030022
– – – Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ

95030029
– – – Loại khác
10
95030030

– Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng
10
95030040
“- Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ (“”scale””) và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành”
10
95030050
– Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu trừ plastic
20
95030060
– Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người
20
95030070
– Các loại đồ chơi đố trí (puzzles)
– Loại khác:
10
95030091
– – Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình; bộ đồ chơi đếm (abaci); máy may đồ chơi; máy chữ đồ chơi
20
95030092
– – Dây nhảy
20
95030093
– – Hòn bi
20
95030094
– – Các đồ chơi khác, bằng cao su
20
95030099
– – Loại khác
20

Lưu ý các sản phẩm sau không được coi là đồ chơi trẻ em:

1. Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi (nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm);
2. Ná bắn đá;
3. Phi tiêu có đầu nhọn kim loại;
4. Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
5. Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén;
6. Diều (ngoại trừ điện trở của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014);
7. Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích không được thiết kế dùng để chơi;
8. Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;
9. Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng của các mô hình này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
10. Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi;
11. Các loại sản phm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
12. Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
13. Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);
14. Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
15. Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
16. Các loại sản phẩm có bộ phận gia nhiệt được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn trong hoạt động giảng dạy;
17. Các loại xe có động cơ hơi nước;
18. Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình và vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
19. Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
20. Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
21. Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
22. Cung tên có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;
23. Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.
Vậy là xong thủ tục nhập khẩu đò chơi, trò chơi trẻ em rồi. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ các bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình để được tư vấn cụ thể hơn nhé. (tư vấn free mà ngại gì không gọi hehe).


Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:




Nguồn: Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com / sales4@antshipping.com.vn

Liên quan: 

banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: