Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực XNK & giao nhận rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất.


Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER.

1.png



1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC)


Vận đơn gốc nghĩa là ‘’vận đơn gốc’’ , thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), trên đó ghi thêm chữ Original và luôn phát 03 bản được đánh theo số thứ tự : first original, second original third original kèm theo đó là 3 bản copy. Trong trường hợp này nó chính là vận đơn do hãng tàu WANHAI phát hành. Ý nghĩa của nó thực ra là chỉ việc có phải sử dụng ‘’vận đơn gốc’’ trong quá trình giao nhận hay không.

Thông thường trong giao nhận vận tải quốc tế, sau khi tàu chạy SHIPPER sẽ yêu cầu hãng tàu hoặc Forwarder phát hành vận đơn gốc (03 bản) . Sau đó đưa lại 03 bản đó cho SHIPPER.

Trường hợp này hãng tàu WANHAI sẽ phát hành 3 bản vận đơn gốc, trao cho SHIPPER. Sau khi nhận vận đơn gốc , SHIPPER chuyển cả 03 bản cho người nhận CNEE (bằng đường AIR). Khi hàng về đến cảng của người nhận, họ buộc phải mang 03 bản gốc ấy đến hãng tàu WANHAI và đóng các phí Local charge. Khi đó hãng tàu WANHAI mới chấp nhận giao D/O tức cho phép người nhận hàng được nhận lô hàng trên.

Như vậy 1 khi đã phát hành vận đơn gốc, thì muốn nhận hàng, CNEE bắt buộc phải có được vận đơn gốc đó thì mới nhận được hàng.

Điều này thể hiện sự chặt chẽ trong quá trình giao nhận. Ví dụ thế này, mặc dù SHIPPER đã chấp nhận gửi hàng cho CNEE, nhưng ngay cả khi hàng về đển cảng, CNEE vẫn chưa trả tiền hàng cho SHIPPER lô hàng đó, vì thế nên SHIPPER không gửi vận đơn gốc cho CNEE. Mà không có vận đơn gốc trong tay thì CNEE không thể lấy được hàng. Vận đơn gốc lúc này sẽ đóng vai trò ràng buộc việc giao nhận giữa các chủ thể với nhau.

Trong trường hợp CNEE chưa có vận đơn gốc, những hãng tàu WANHAI vẫn cố tình giao hàng, như vậy điều này là sai luật, SHIPPER hoàn toàn có thể kiện hãng tàu này và bắt bồi thường tổn thất phát sinh. Nhưng TH này gần như không có, vì hãng tàu là 1 hệ thống vô cùng lớn, làm việc vô cùng nguyên tắc.

Trái lại trong trường hợp SHIPPER không book qua hãng tàu mà book qua FWD, thì đại lý của FWD bên kia phải nhận được vận đơn gốc mới giao hàng, cái này tùy thuộc vào đạo đức của bên FWD nữa, đã có nhiều trường hợp FWD tự ý giao hàng khi chưa có vận đơn gốc rồi, nên đối với những lô hàng xác định làm vận đơn gốc, người bán rất ngại làm việc qua các Forwarder là vì thế.

Lưu ý: Một số trường hợp B/L Original được phát hành rùi nhưng sau đó Cnee yêu cầu nhận hàng sớm hơn khi chờ B/L Original thì được sự chấp nhận của Shipper sẽ Surrendered B/L trên B/L gốc và đóng dấu ngày Sur lên đó (Trừ B/L Origined có ký hậu ngân hàng)

3.jpg


123.png


(Trường hợp Surrender Bill lên Bill gốc)

2. SURRENDER BILL ( VẬN ĐƠN SURRENDER)


Việc phải phát hành ‘’vận đơn gốc’’ trong quá trình giao nhận.nó chặt chẽ nhưng cũng phát sinh 1 vài vấn đề rắc rối, như thế này:

Khi người bán và người mua đã thanh toán hết tiền, hoặc có quan hệ làm ăn gần gũi với nhau , chẳng có lý do gì mà người bán lại phải giữ hàng của người mua thông qua vận đơn gốc.

Việc gửi vận đơn gốc từ SHIPPER sang CNEE để họ cầm đi nhận hàng vừa mất thời gian, vừa tốn tiền, thủ tục lại lằng nhằng, phiền hà.

Không may làm mất cái vận đơn gốc, lúc này hãng tàu sẽ không cấp lại, muốn nhận hàng CNEE phải cam kết đóng tiền thế chấp , thường là 110% giá trị của hàng và giữ trong vòng 2 năm. Để đề phòng sau này có ai đó mang vận đơn gốc đến đòi thì hãng tàu lấy gì ra mà đưa nữa.

Thế nên mới xuất hiện thuật ngữ VẬN ĐƠN SURRENDER.

SURRENDER BILL ( VẬN ĐƠN SURRENDER) là 1 vận đơn có nội dung hầu như giống với vận đơn gốc và được đóng dấu SURRENDERED trên đó.

Khi SHIPPER yêu cầu hãng tàu (nếu book trực tiếp qua hãng tàu) hoặc FWD (nếu book qua FWD) làm Surrender Bill nghĩa là họ đã yêu cầu hãng tàu hoặc FWD giao hàng cho người nhận CNEE tại cảng đến mà không bắt họ phải xuất trình ‘’vận đơn gốc’’.

Như vậy làm Bill Surrender sẽ tiết kiệm được thời gian và thủ tục trong việc giao nhận. Trong trường hợp này khi vận đơn đã được surrender , tại cảng đến CNEE chỉ cần đóng các phí cần thiết cho hãng tàu WANHAI là hãng tàu này buộc phải giao D/O , tức chấp nhận giao hàng cho CNEE.

Để làm Surrender B/L, thực tế SHIPPER chỉ cần yêu cầu hãng tàu hoặc FWD làm luôn Surrender B/L, không yêu cầu làm vận đơn gốc, rất nhanh và thuận tiện, những lô hàng giá trị không quá lớn, thường làm Surrender Bill luôn cho gọn.

Nhưng khi hãng tàu hoặc FWD đã phát hành vận đơn gốc và trao cho SHIPPER, nếu SHIPPER yêu cầu Surrender Bill bắt buộc họ phải thu lại vận đơn gốc, cái này dễ hiểu , vì lỡ sau này có thằng nào tự nhiên cầm vận đơn gốc đến đòi hàng, thì hãng tàu còn hàng đâu mà giao nữa.

2.jpg



3. TELEX RELEASE (ĐIỆN GIAO HÀNG)


Điện giao hàng ở đây được hiểu nôm na là 1 cuộc điện thoại, Fax hoặc Email ...của hãng tàu hoặc FWD yêu cầu đại lý hoặc văn phòng của họ tại cảng đến giao hàng cho CNEE mà không cần vận đơn gốc

Hay nói cách khác, khi SHIPPER yêu cầu Surrender Bill thì hãng tàu hoặc FWD sẽ phát ‘’điện giao hàng’’ yêu cầu văn phòng hoặc đại lý bên kia phải giao hàng cho CNEE mà không cần thu vận đơn gốc. Dễ hiểu vậy thôi, Telex Release chính là cơ sở hình thành nên Surrender Bill.

Thực tế kể cả khi không phát hành vận đơn gốc, khi hàng đến cảng đến, SHIPPER vẫn có thể yêu cầu hãng tàu hoặc FWD không được giao hàng cho CNEE bằng cách yêu cầu hãng tàu hoặc FWD chưa được làm Telex Release, khi đó vận đơn vẫn chưa được Surrender , vì thế CNEE vẫn chưa thể nhận hàng, trường hợp này phát sinh cũng khá phổ biến.

Đôi khi các bên đóng dấu Telex Release lên B/L thay cho chữ Surrendered, và nó được hiểu theo nghĩa tương tự.


4.jpg

Chia sẻ bài viết của bạn Ng Linh Ng (trên diễn đàn xuất nhập khẩu)

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:



banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: