Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐÓNG HÀNG VÀO CONTAINER

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐÓNG HÀNG VÀO CONTAINER



Có rất nhiều shipper phàn nàn với chúng tôi về việc hàng của họ khi lấy ra khỏi nhà máy thì rất nguyên vẹn, lành lặn nhưng khi hàng đến bên đầu nhà nhập khẩu bên kia thì hàng bị hư hỏng, đổ vỡ, giảm chất lượng ,… shipper bị trừ tiền hàng thậm chí là bị trả về. Ví thế, TTHQSaiGon xin viết bài này làm sáng tỏ nguyên nhân chính – đóng hàng vào container không đúng quy cánh dẫn tới hư hàng.

Bài viết tóm tắt những cách đóng hàng vào container đúng kỹ thuât, an toàn và nhanh chóng cho một số mặt hàng điển hình và những lưu ý cần biết khi đóng hàng vào container mà chúng tôi tổng hợp lại trong quá trình làm hàng cho khách hàng chúng tôi.

Hầu hết, hiện nay chúng ta đóng hàng vào container thường là theo tập quán “trước giờ đóng sao giờ đóng vậy”, không thể phủ nhận điều này là sai nhưng quý vị có thể tham khảo một số lưu ý mà TTHQSaiGon trình bày dưới đây để cải thiện cách đóng hàng vào container hoàn hảo và an toàn hơn cho hàng hóa của quý vị.

Thùng carton (những mặt hàng được đóng trong thùng carton): 

Đối loại này trước hết chúng phải đê ý đế các ký mã hiệu trên thùng carton để đóng hàng hàng vào container đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho hàng hóa và vỏ container nhất. 

Đối với mặt hàng này người ta thường tính kích thước của thùng và kích thước của container để đóng vào container để đảm bảo được nhiều hàng vào container nhất. Tuy nhiền, ngoài lưu ý về ký mã hiệu thì cần lưu ý thêm khả năng chịu lực của thùng carton việc xếp quá nặng thì thùng dưới cùng sẽ bị đè vỡ ra.

Đóng Bao 50kg, 25kg, 20kg, 10kg và bao Jumbo: 

Hàng hóa được đóng vào bao pp tùy theo mỗi shipper khác nhau, hàng hóa được đóng vào bao theo dạnh này thường là hàng dạng bột, dạng hạt. Nếu là các hạt trơ (vd: hạt nhựa, võ sò, đá sõi …) thì cứ đóng đảm bảo tiêu chí hết trọng lượng hết thể thích, tuy nhiên nếu là hạt lương thực thì ngoài việc đóng hàng đảm bảo tiêu chí nói trên thì cần đảm bao tính thông gió nghĩa là cần có những khoảng không phía trên để đảm bảo thông gió (lý giải: bởi vì trọng các hạt ngô, lúa, đậu … có mức thủy phân – phần trăm nước trong hạt, trong container nhiệt độ rất cao thì lượng nước này sẽ bốc ra tích tụ ở trên nóc container nếu không có khoảng không để thông gió thì việc ngưng tụ nước sẽ giọt xuống hàng dẫn tới nấm mốc hoặc nảy mầm). Đóng hàng bằng bao thì xếp theo từng lớp vào vỏ container để đảm bảo cho việc kiểm đếm hàng. Bao Jumbo (bao zum bô) :  Thường được dùng để đóng các mặt hàng dạng bột, dạng hạt được với số lượng lớn, bao Jumbo được sử dụng thuận tiện cho việc xếp lên tàu lớn hoặc bảo quản trong kho, tuy nhiên nó cũng được dùng để đóng vào container, xếp dỡ bao Jumbo bằng xe nâng.


Đóng hàng Pallet: 

Pallet là một dạng chuẩn hóa về các đóng hàng như thùng carton. Mỗi mặt hàng được đóng trên pallet đều phải chằng buộc, cố định hàng nằm trên và pallet thành một khối, bằng dây dai hoặc bao in-lông. Và khi đóng vào container thì phải cố định pallet trong container bằng cách chằng buộc pallet lên container. Khi xếp hàng vào container thì hầu hết được thao tác bằng xe nâng, có thể sử dụng xe tải cẩu. Khi xếp hàng lên pallet thì phản thật chú ý đối với những mặt hàng có trọng lượng lớn hoặc có cấu trúc phân bổ lực không đều, có thể khiến pallet bị hư dẫn tới đỗ hàng trong quá trình vận chuyển. Và phải cân nhắc thật kỹ việc chồng các pallet lên nhau.

Túi mềm flexitank: 

Túi này được sử dụng khi vận chuyển chất lỏng, chất lỏng ngoài việc sử dụng tank container thì có thể sử dụng túi flexitank để vận chuyển, khi xếp hàng lỏng vào trong container sử dụng loại này cần lưu ý như sau:

– Kiểm tra kỹ sàn container: Container được sử dụng để đóng rất nhiều mặt hàng khác nhau, có nhưng mặt hàng người ta sử dụng đinh để gia cố về sau việc vệ sinh container không làm cẩn thận dẫn tới sót đinh trên nền ván sàn, nhưng cái đinh này có thể làm rách túi.

– Kiểm tra các vật chèn lót hạn chết việc tiếp xúc trực tiếp giữa vỏ container và túi.

– Kiểm tra lỏng của hàng, đối với những mặt hàng khác nhau thì có một mức độ lỏng khác nhau (ví dụ: dầu sẽ lỏng hơn phân vi sinh, …), để bố trí máy bơm phù hợp đảm bảo không bị tắc trong quá trình bơm hàng vào.

– Túi flexitank chỉ sử dụng một lần.

– Cửa của container cũng phải ngăn lại bằng ván hoặc bằng thanh gỗ xếp dọc tại cữa container (gần cửa container có một rảnh, được thiết kế riêng cho những trường hợp này).

Hàng hóa hình trụ (đóng hàng băng thùng Phuy):  

Mặt hàng tiêu biểu nhất cho loại này đó hàng hàng lỏng đóng trong thùng phuy (chúng tôi đã có bài riêng cho loại hàng này quý vị có thể xem ở bào viết sau nhé).

Thùng gỗ : 

Những mặt hàng thường có tính chất dễ vỡ ( thủy tinh, đồ gốm), dễ biến dạng (chi tiết máy, thiết bị, ống kim loại …) thì được đóng trong thùng gỗ. Đối với các mặt hàng như vậy thì việc xếp hàng cũng khá đơn giản, nhưng điểm lưu ý đó là cần cố định giữa thùng gỗ và container hoặc sử dụng các vật chèn lót như túi hơi, gỗ để hạn chế việc dịch chuyển của kiện hàng trong quá trình vận chuyển.

Trên đây là những loại công cụ được sử dụng để đóng hàng, trong vận chuyển chúng tôi chia ra các mặt hàng như vậy. Những điểm lưu ý nhỏ trên hi vọng giúp được quý vị phần nào trong việc đóng hàng vào container.

Bên cạnh đó chúng tôi đã có bài viết về những nguyên tắc vàng khi đóng hàng vào container quý vị có thể tìm đọc để hiểu thêm các đóng hàng.

Những hình ảnh đóng hàng trong container (click vào hình để xem)


Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:





Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên Quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU LỐP XE

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHAI CHỨA KHÍ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỒN TANK

THỦ TỤC NHẬP KHẨU TÁO TƯƠI

THỦ TỤC NHẬP KHẨU DÂY ĐIỆN

banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: