Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Các loại đèn Led phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng

Các loại đèn Led phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng



       Thử nghệm hiệu suất năng lượng đèn Led và dán nhãn năng lượng đèn Led hiện là những vấn đề mà các Doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm Led quan tâm nhất hiện nay. Vì theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg và Quyết định 4889/2018/QĐ-BCT thì ngày 01/01/2020 mặt hàng đèn Led phải thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu và Công bố dán nhãn năng lượng. Nhưng các loại đèn Led nào phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng? Đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong thời gian gần đây khi nhập khẩu đèn Led.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giả đáp được câu hỏi trên, theo dõi tiếp xuống phía dưới nhé.

Xem thêm:

Việc quy định loại đèn Led và phương pháp thử nghiệm hiệu suất năng lượng được quy định rõ trong Quyết định 4889/2018/QĐ-BCT.

      Sau khi các bạn đọc xong Quyết định trên thì thấy có quy định theo TCVN 11844: 2017 có nêu rõ về phạm vi áp dùng: "Tiêu chuẩn này quy định mức hiệu suất năng lượng cho các bóng đèn Led có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 và bóng đèn Led hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13, sử dụng cho mục đích thông dụng, có công suất đến 60W, điện áp danh định không quá 250V."

Theo tiêu chuẩn trên thì đèn Led phải dán nhãn năng lượng phải thỏa mãn được 3 yếu tố sau đây:

  1. Thứ 1: đèn Led có công suất đến 60W (nghĩa là từ 60W trở xuống).
  2. Thứ 2: đèn Led có điện áp danh định dưới 250V
  3. Thứ 3: có mã đầu đèn thuộc 1 trong các mã đầu đèn sau đây: E27, B22, G5 và G13.
     Nếu các sản phẩm đèn Led bạn nhập khẩu về mà không thỏa mãn 1 trong 3 yếu tố trên thì không phải kiểm hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.

Rất nhiều bạn hỏi mình các loại đầu đèn E27, B22, G5 và G13 là như thế nào ?

Thì ở đây mình cũng chia sẽ luôn để các bạn có thể dể hiểu:

  • Đầu đèn E27: Là loại đầu đèn được thiết kế dưới dạng xoắn kích thước phi 27 mm, chuẩn hóa theo Châu Âu, được sử dụng phần lớn hiện nay ở Việt Nam.
  • Đầu đèn B22: Là loại đầu đèn được thiết kế theo dạng khớp gài kích thước phi 22 mm, tháo lắp sẽ thuận tiện và nhanh hơn so với loại đầu đèn E27, loại này được sử dụng cũng phổ biến giống như loại đầu đèn trên.
Đèn led đầu B22 và E27

  • Đầu đèn G5: sử dụng cho đèn huỳnh quang dạng ống (hiện nay được ứng dụng cho dạng đèn tuýp led), và G5 là ký hiệu khoảng cách giữa 2 chân cắm của đèn là 5 mm.
  • Đầu đèn G13: cũng tương tự như đầu đèn G5 nhưng có thiết kế khoảng cách giữa 2 chân cắm của đèn lớn hơn là 13 mm.
đầu đèn huỳnh quang G13 và G5

        Đồng thời khi bước sang ngày 01/06/2020 thì các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu uy định tại phụ lục ban hành kèm theo QCVN19:2019/ BKHCN phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) trước khi lưu thông trên thị trường.

Đến ngày 01/06/2021, các sản phẩm quy định tại phụ lục ban hành kèm theo QCVN19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường (bao gồm cả yêu cầu về an toàn, giới hạn nhiễu điện từ EMI và miễn nhiễm điện từ EMS).

Danh mục các sản phẩm chiếu sáng LED phải bảo đảm các yêu cầu theo QCVN 19:2019/BKHCN

STT

Tên sản phẩm theo mã HS

Mã HS

Phạm vi điều chỉnh

1.

Đèn đi-ốt phát sáng (LED)

85395000

- Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V.

- Đèn điện LED thông dụng cố định.

- Đèn điện LED thông dụng di động.

- Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.

2.

Đèn rọi

94051091

- Đèn điện LED thông dụng cố định.

3.

Loại khác

94052090

- Đèn điện LED thông dụng di động.


     Vậy là các loại đèn Led thông dụng cố định và di động bao gồm: bóng Led, Led tube, đèn rọi Led downlight, đèn điện Led Luminaire và các loại đèn Led có ballast lắp liền đều thuộc phạm vi áp dụng của QCVN19:2019/ BKHCN ==> DN bắt buộc phải thử nghiệm và chứng nhận hợp quy (dâu CR) trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

==>> Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị không quá 3 năm.

Quy chuẩn trên đây không áp dụng đối với các loại đèn Led sau đây:

  • Thiết bị chiếu sáng bằng công nghệ Led trên các phương tiện giao thông vận tải quy định tại QCVN35:2017/ BGTVT
  • Thiết bị chiếu sáng trong công trình chiếu sáng quy định tại QCVN07-7:2016/ BXD
  • Thiết bị chiếu sáng trong phương tiện quản cáo ngoài trời quy định tại QCVN17:2018/BXD.

       Vậy là trên đây mình giúp các bạn biết được các loại đèn nào phải liểm hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng và công bố hợp quy cho đèn Led theo QCVN19:2019. Nếu còn phần nào chưa rõ các bạn có thể liên hệ với mình qua thông tin bên dưới để được tư vấn thêm nhé (FREE).

Follow fanpage XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tư và quy định mới về các chính sách xuất nhập khẩu nhé: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/



Nguồn: Khắc A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com / sales4@antshipping.com.vn


Liên quan:



banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: